10
Nov

Giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế trong thiết kế biệt thự, nhà ở: Quy tắc ba R được áp dụng cho kiến ​​trúc

Hiện nay, bảo vệ môi trường là vấn đề cấp thiết mà tất cả mọi người, mọi ngành nghề đều phải quan tâm đến. Đặc biệt trong ngành xây dựng, chất thải từ vật liệu xây dựng ngày càng tăng dẫn đến rất nhiều vấn đề về sức khỏe cho con người. Vì vậy, quy tắc ba R để bảo vệ tự nhiên và giảm thiểu chất thải vừa là xu hướng, vừa là điều mà mọi đơn vị xây dựng phải áp dụng trong mỗi công trình của mình nếu muốn phát triển bền vững.

Quy tắc ba R là gì?

Quy tắc ba R bao gồm Reduce, Reuse và Recycle, tức là giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế.

Nguyên tắc ba R đang dần trở thành xu hướng trong mọi hoạt động của đời sống và trong mọi ngành nghề sản xuất kinh doanh.

giam-thieu-tai-su-dung-va-tai-che-trong-thiet-ke-biet-thu-nha-o-quy-tac-ba-r-duoc-ap-dung-cho-kien-​​truc-1

Nguyên tắc này có thể khá lạ đối với ngành xây dựng nhưng nó lại vô cùng dễ áp dụng. Nó thể hiện qua cách lựa chọn vật liệu xây dựng, cách xây dựng các hệ thống trong công trình, đặc biệt là những công trình có diện tích rộng như biệt thự cao cấp.

Ý nghĩa của quy tắc 3R trong xây dựng

Mô hình ba R trở thành xu thế bởi nó có rất nhiều ý nghĩa đối với môi trường, sức khỏe con người và chính những người sử dụng công trình đó.

giam-thieu-tai-su-dung-va-tai-che-trong-thiet-ke-biet-thu-nha-o-quy-tac-ba-r-duoc-ap-dung-cho-kien-​​truc-2

– Áp dụng quy tắc 3R giúp giảm thiểu tối đa rác thải xây dựng ra ngoài môi trường, đặc biệt là thiết kế biệt thự cao cấp, từ đó làm giảm các khí thải xả ra môi trường trong quá trình xử lý các rác thải này.

– Tái sử dụng hoặc sử dụng các vật liệu tái chế giúp giảm chi phí cho chủ đầu tư.

– Sử dụng quy tắc này trong từng công trình, dần dần sẽ tạo thành thói quen, tăng sự nhận thức cho toàn cộng đồng.

Nội dung quy tắc ba R trong kiến trúc

Quy tắc 1: Reduce (Giảm thiểu)

Giảm thiểu trong xây dựng và kiến trúc là giảm thiểu sử dụng nguyên liệu và tiêu thụ điện năng, từ đó giảm thiểu lượng chất thải và dấu chân sinh thái.

Thay vì các vật liệu xây dựng truyền thống, các kỹ sư có thể thay thế bằng các vật dụng không gây ô nhiễm, có độ bền cao và có thể tái chế, giảm thiểu lượng vật liệu thừa thải ra trong quá trình xây dựng, không sử dụng lãng phí vật liệu và cải thiện quy trình thiết kế xây dựng.

giam-thieu-tai-su-dung-va-tai-che-trong-thiet-ke-biet-thu-nha-o-quy-tac-ba-r-duoc-ap-dung-cho-kien-​​truc-3

Bên cạnh đó, có thể sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời để tạo nguồn điện sử dụng trong nhà thay vì sử dụng thủy điện; xây dựng giếng trời và tính toán diện tích, phương hướng lắp đặt cửa sổ phù hợp để thu được nguồn ánh sáng và gió tự nhiên tự nhiên, giúp tiết kiệm điện. Việc này cũng giúp giảm lượng khí thải carbon – một cách khác để giảm thiểu trong các thiết kế biệt thự hay nhà ở.

Loại vật liệu dễ giảm thiểu nhất trong xây dựng là bê tông. Thay đổi kích thước một cách có chủ đích, sử dụng các hệ thống nhẹ hơn hoặc sử dụng những chất liệu khác để thay thế, xem xét sử dụng những vật liệu có tính bền vững hơn.

Bên cạnh đó, các kiến trúc sư cũng cần suy nghĩ về vòng đời của vật liệu. Khi vật liệu cũ đi thì làm thế nào? Có thể sử dụng nó theo một cách khác hay không?

Quy tắc 2: Reuse (Tái sử dụng)

Tái sử dụng trong thiết kế biệt thự, nhà ở là sử dụng một vật liệu nhiều lần và không cần qua xử lý để không phát sinh nhu cầu sử dụng năng lượng.

Tái sử dụng cũng có thể đi từ tái định vị cấu trúc xây dựng hay còn gọi là tái sử dụng thích ứng.

Tái sử dụng áp dụng đối với các vật liệu như gỗ, thép, sơn, kính, vách ngăn, tái sử dụng gạch đá sau khi phá dỡ một công trình.

https://lh6.googleusercontent.com/_VPm_0LV-k5sX1lcU56ImJiRRq6hJ9sU155A3YXgqzVnu5qSFGTE_-CCWxK0eaJk1bLrkG6HVR-0TFVrdq4jyubgLE7sJxBQR9obYeJbrjJhRQkMYS1ruyZH_H13yGL04Dc_PJIw

Tái sử dụng cũng bao gồm thay đổi công năng sử dụng của một công trình: thay đổi một nhà nghỉ thành nhà ở, chuyển khách sạn, biệt thự thành khu nghỉ dưỡng, các nhà máy thay đổi thành văn phòng…

Để làm được điều đó, trong khâu thiết kế, các kiến trúc sư cần tính toán về tính linh hoạt của công trình để dễ dàng chuyển đổi mục đích sử dụng trong từng giai đoạn vòng đời của công trình.

Quy tắc 3: Recycle (Tái chế)

Tái chế là sử dụng những vật liệu có thể là chất thải của công trình này vào một công trình khác hoặc một mục đích sử dụng khác.

Điều này sẽ giảm thiểu sự chất đống của các chất thải xây dựng tại các bãi chôn lấp.

Khai thác đô thị chính là tiềm năng của hoạt động tái chế trong xây dựng, trong đó thay vì khai thác tự nhiên, các kiến trúc sư sử dụng sự hỗ trợ của công nghệ để tận dụng những nguyên liệu đã tồn tại vào các công trình mới hoặc các công trình cần cải thiện.

https://lh3.googleusercontent.com/m15ZtkamYXsPpxStWo1rAnzd0hUcZXRwZ_v-OTpcXCVddDubLH2xsbDZT_QKCqxH_IczhORUtHqHOTMmG9r5Uq5x9cjIFD1-5zFp8IRUvsbIhT6NtgMJJrJlhImSVrLUgbRgQvd7

Ngành xây dựng cần phải phát triển nhiều hơn nữa những vật liệu thân thiện với môi trường và khả năng tái sử dụng cao. Đây là một ngành nghề có sức mạnh rất lớn trong việc chủ động và tác động ảnh hưởng đến các ngành nghề khác để thay đổi môi trường sống của chúng ta và tạo nên tương lai của môi trường.

Để đáp lại nhu cầu thị trường và có thể phát triển bền vững, các công ty xây dựng cần có sự thay đổi trong hành động.